Hình Tượng "The Godfather" & Một Ví Dụ Kinh Điển Cho Những Nhà Lãnh Đạo Tương Lai

The Godfather (1972) là tuyệt tác điện ảnh của mọi thời đại, là tác phẩm “gối đầu giường” của Quý Ông qua nhiều thế hệ. Sau đây, hãy cùng Pierre Cardin Paris Vietnam đi sâu vào thế giới điện ảnh The Godfather - và khám phá những khía cạnh thú vị xoay quanh huyền thoại này nhé.

1 - The Godfather (1972) - Không Chỉ Là Điện Ảnh, Mà Còn Là Sự Tinh Hoa

Ra đời trong bối cảnh Hollywood đã tràn ngập các bộ phim tâm lý tội phạm, The Godfather chọn kể một câu chuyện rất khác về giới Mafia. Những âm mưu phi pháp, những cuộc tranh trừng đẫm máu, những tay trùm đủ sức thao túng xã hội - Tất cả cũng chỉ là nguyên liệu để dựng nên một tượng đài kỳ vĩ về Nhà lãnh đạo thực thụ.

 

Phim The Godfather (1972)(Ảnh 1 - "Bố Già" Vito Corleone trong phim The Godfather - Một hình tượng huyền thoại được thủ vai bởi diễn viên Marlon Brando)

 

The Godfather (Bố Già) xoay quanh gia tộc Corleone, gia tộc Mafia hùng mạnh ở nước Mỹ những năm 60. “Bố Già” Vito Corleone là thủ lĩnh tối cao của gia tộc - người luôn cho rằng “Một người đàn ông không dành thời gian cho gia đình sẽ không thể trở thành người đàn ông thực thụ”. Ông có 3 người con trai và 1 cô con gái út tên Connie. Trong đó, con trai thứ ba Michael - là người lính trở về sau Thế chiến, ước mơ theo nghiệp nhà binh, lương thiện và không muốn dính líu đến công việc phi pháp của gia đình. Nhưng rồi, biến cố liên tiếp ập đến. “Bố Già” suýt chết trong một vụ ám sát. Anh trai cả Sonny bị giết. Người con thứ 2 Fred quá hèn nhát, không thể gánh vác trọng trách lãnh đạo. Michael bắt buộc phải đứng lên để bảo vệ gia tộc và rồi càng lún sâu, càng không thể quay đầu. Anh đã trở thành “Bố Già” tiếp theo của gia tộc Corleone. 

 

Không phải là những tên lưu manh “làm tất cả vì tiền”. Càng không phải những kẻ sẵn sàng “nhúng chàm” vì quyền lực. Những “Bố Già” Corleone đều từng khao khát cuộc sống bình thường. Vito Corleone vốn là một người con của đảo Sicily (Ý), phải bỏ xứ vì bị đe dọa bởi mafia địa phương. Đặt chân đến New York, chàng trai trẻ Vito vất vả mưu sinh bằng những nghề lương thiện. Nhưng rồi những nhiễu nhương của thời đại buộc Vito phải lựa chọn - “chiến đấu hoặc chết”. Để giữ kế mưu sinh, Vito Corleone dùng đủ thứ thủ đoạn lưu manh - rồi dần bước chân vào thế giới ngầm. Sau này con trai của ông, Michael Corleone lại tiếp tục vòng lặp như cuộc đời của cha mình

 

Michael Corleone là người kế nghiệp

(Ảnh 2 - Michael Corleone là người kế nghiệp "Bố Già" bất đắc dĩ sau nhiều biến cố)

 

Thật trớ trêu và bi kịch - Nhưng chính quá khứ lại làm nên những nhà lãnh đạo đích thực. “Bố Già” Vito Corleone là một Quý Ông có nguyên tắc. Ông luôn xuất hiện với vẻ ngoài chuẩn gốc Ý; với suit 3 mảnh, Giày Oxford quyền lực và giọng nói trầm khàn điểm tĩnh. Vito Corleone không xây dựng đế chế bằng tiền, như cái cách mà gã chủ nhà tang lễ đem tiền ra để nhờ vả ông ở phần đầu phim. Ông cũng thẳng thừng từ chối các phi vụ buôn hàng cấm. 

Nhưng khi con cả Sonny bị hại chết, cả gia tộc rơi vào thế nguy hiểm. Thay vì truy cứu và chiến đấu, “Bố Già” Vito Corleone đã chọn ngồi xuống bàn đàm phán và thỏa hiệp với đối thủ. Bình thản và chậm rãi, “Bố Già” đưa ra “lời đề nghị mà không thể chối từ” với các thế lực vừa âm mưu ám sát ông. Sự quyết đoán của ông khiến nhiều người oán giận, nhưng đã ngăn được những cuộc đổ máu. Vito Corleone hiểu rằng chiến tranh sẽ chỉ có hi sinh, và ông cần bảo vệ những đứa con còn lại. Đủ khôn ngoan để biết tiến biết lùi, trên cơ sở tình thương và trách nhiệm - Đó là phẩm chất đích thực của người đứng đầu. 

 

Vito Corleone bên cạnh gia đình

(Ảnh 3 - Vito Corleone thời niên thiếu yên bình bên cạnh gia đình) 

 

Quyền lực, địa vị hay tiền bạc không thay đổi bản chất con người; mà chỉ khuếch đại nó. Một người vĩ đại vì anh ta “đã trưởng thành một cách vĩ đại”. Vì cái cách anh ta chọn lựa khi đứng giữa những lằn ranh sáng - tối. Khi anh ta buộc phải đánh đổi và hi sinh. “Bố Già” Vito Corleone không phải kẻ sống chỉ vì quyền lực, mà dùng quyền lực để bảo vệ những người thân yêu. Thế nên Vito Corleone mới được gọi là “The Godfather” - danh xưng dành cho “Cha đỡ đầu” trong Kinh Thánh. Một cái tên đầy tôn kính, mang ý nghĩa bảo trợ và bao dung. Những thước phim tràn ngập bóng tối nhưng khiến người ta “tìm thấy ánh sáng”. Vito Corleone chính là hình mẫu nhà lãnh đạo mà bất kỳ Quý Ông nào cũng khao khát trở thành. 

Ngoài “Bố Già” Vito Corleone, những nhân vật khác cũng để lại ấn tượng sâu đậm. Đó là “Bố Già” Michael Corleone tiếp theo, người kế thừa trọn vẹn khí chất của cha mình. Và sau này sẽ còn vươn tới những đỉnh cao hơn, lạnh lùng và tàn nhẫn hơn. Đó là con trai nuôi của Vito - Tom Hagen. Là một luật sư, sức mạnh của Tom Hagen nằm ở học thức. Nói ít làm nhiều, Tom Hagen chứng minh “một luật sư với một chiếc cặp có thể đánh cắp nhiều thứ hơn 100 tay súng” (Mario Puzo). Đó đều là những người đàn ông có khí chất và sức mạnh từ bên trong. Những thứ không thể mua được bằng tiền và quyền.  

 

Tom Hagen là con nuôi của Vito Corleone

(Ảnh 4 - Tom Hagen là con nuôi của Vito Corleone)

 

3 Giải Oscar cho “Kịch bản, Đạo diễn và Diễn viên chính” xuất sắc nhất; 5 giải Quả Cầu Vàng; 97/100 điểm từ các nhà phê bình trên Rotten Tomatoes; đứng thứ 2 trong danh sách các bộ phim hay nhất mọi thời đại (IMDB) - Có lẽ bấy nhiêu đó đã đủ chứng minh sự vĩ đại của The Godfather. Sau hơn nửa thế kỷ, The Godfather vẫn là tác phẩm gối đầu giường dành cho những nhà lãnh đạo.

 

2 - Đôi Giày Oxford - Tín Vật Luôn Đồng Hành Cùng Những Nhà Lãnh Đạo

Ngoài câu chuyện về phẩm chất Quý Ông, The Godfather cũng là cuốn “từ điển” thời trang chưa bao giờ lỗi thời. Trên đỉnh cao quyền lực, “Bố Già” Vito Corleone luôn xuất hiện trong các bộ suit 3 mảnh được may đo chỉn chu và mang đôi Giày Tây Oxford. Nhân vật con trai Michael Corleone (được thủ vai bởi huyền thoại Al Pacino) ban đầu chỉ đi Giày Derby kiểu lính. Sau này tiếp quản cơ ngơi của cha, anh cũng mang Giày Tây Oxford, và tiếp theo đó là đôi Giày Tassel Loafer màu xám trứ danh.

 

Michael Corleone mang Giày Oxford

(Ảnh 5 - Michael Corleone mang Oxford sau khi đã tiếp quản cơ nghiệp)

 

Trong văn hóa La Mã cổ đại, đôi giày tượng trưng cho quyền lực. Người cha trao giày cho con trai với ý nghĩa chuyển giao quyền thống lĩnh gia tộc. Xét về xuất thân, Giày Oxford có gốc gác hoàng gia cao quý. Bên cạnh đó, nó còn được gọi theo tên của trường đại học Oxford, ngôi trường lâu đời và danh giá bậc nhất thế giới. Có thể thấy, Giày Oxford chính là đại diện của giới tinh hoa - với trí tuệ, bản lĩnh và khả năng dẫn dắt thời đại. 

*Đọc chi tiết thông tin: "Oxonian" Shoes & Sự Danh Giá Đến Từ Những Quy Chuẩn Vượt Thời Gian

 

Giày Oxford là đai diện của quyền lực

(Ảnh 6 - Pierre Cardin Paris Vietnam: "Giày Oxford là một trong những đai diện tiêu biểu của Quyền lực)

 

Từ phim ảnh đến đời thực - Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của Giày Oxford trên đôi chân của những nguyên thủ quốc gia, các doanh nhân hàng đầu. Và không có đôi giày nào thể hiện được sự nghiêm túc, đĩnh đạc, trưởng thành, vững chắc và uy quyền của nhà lãnh đạo hơn Giày Tây Oxford.

 

Pierre Cardin Paris Vietnam: Brogue Oxford - PCMFWLG 357

(Ảnh 7 - Phiên bản brogue (đục lỗ) của Giày Oxford thương hiệu Pierre Cardin mang đến cảm giác quyền lực cho người sử dụng)

 

Trên đây là góc nhìn của Pierre Cardin Paris Vietnam về bộ phim huyền thoại The Godfather; cũng như một số phân tích về thời trang Quý Ông trong phim. Nếu Quý Độc giả cũng là một Fan hâm mộ của phim, hãy tham khảo Official Website: https://pierre-cardin.vn để bắt đầu xây dựng phong cách “Bố Già” thông qua những đôi Giày Tây đẳng cấp nhé! 

 

 

*Trải nghiệm Bộ Sưu Tập Giày Oxford Pierre Cardin theo: Phong cách The Godfather tại đây

 

 

Pierre Cardin Paris Vietnam

(2023)

Tác giả: Nguyễn Hà Bảo Thy

Đăng kí nhận tin