Hiện chưa có sản phẩm |
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Theo báo cáo của Datareportal, từ năm 2023 đến đầu quý I năm 2024, thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam đã tăng thêm hơn 4 tỷ USD, đạt mức trên 20,5 tỷ USD. Điều này cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ khi tăng 25% so với năm 2022. Kết quả này làm nổi bật vai trò quan trọng ngày càng gia tăng của thương mại điện tử trong nền kinh tế số của Việt Nam.
Với sự gia tăng thu nhập của người dân, sự phát triển liên tục của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và sự thuận lợi trong hành lang pháp lý, các chuyên gia đánh giá rằng thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Sự phát triển của công nghệ tài chính kỹ thuật số (fin-tech) và ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 đã đẩy mạnh xu hướng giao dịch trực tuyến của người tiêu dùng. Đến tháng 2/2024, số lượng người dùng điện thoại thông minh đã đạt 168,5 triệu thuê bao, tăng 3,2% so với cùng kỳ trước đó, cùng với sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet giá rẻ đã thúc đẩy mạnh mẽ thị trường thương mại điện tử và thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam.
(Tư liệu 1 - Số lượng người dùng điện thoại thông minh đã đạt 168,5 triệu thuê bao (Nguồn: Datareportal.com)
Theo báo cáo của Datareportal về hành vi mua sắm trực tuyến của người dùng Việt Nam vào quý I/2024 đã chỉ ra rằng 18% số người tiêu dùng ở Việt Nam đã sử dụng tiền mặt để thanh toán cho các đơn hàng trực tuyến trong ba tháng trước đó. Và báo cáo cũng chỉ ra rằng, 31% số người dùng đã chọn ví di động là phương thức thanh toán phổ biến thứ hai khi mua sắm trực tuyến.
(Tư liệu 2 - Báo cáo của Datareportal về hành vi mua sắm trực tuyến của người dùng Việt Nam vào quý I/2024 (Nguồn: Datareportal.com)
Mặc dù thị trường thương mại điện tử của Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường sôi động nhất trong khu vực, nhưng chỉ có hai nền tảng thương mại điện tử gốc Việt là Tiki và Sendo trong số 5 sàn hàng đầu.
Số liệu chỉ ra rằng TikTok Shop là nền tảng nước ngoài chiếm lưu lượng người dùng tại Việt Nam nhiều nhất chiếm đến 67,72%, nguyên nhân là các nền tảng này có lượng hàng đa dạng và các chi phí vận hành thấp cùng với đó là những chính sách mua hàng cực kỳ ưu đãi cho khách hàng như: Miễn phí vận chuyển, đổi trả hàng, quà tặng kèm, voucher giảm giá, ...
Đối với người tiêu dùng Việt Nam, độ tuổi mua sắm hàng hóa ở các nền tảng này có sự trẻ hóa rõ rệt, các độ tuổi từ Gen Z tới thế hệ Gen Alpha sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop chiếm nhiều hơn so với các thế hệ trước, vì thế họ cũng sử dụng các nền tảng mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử nhiều hơn bao giờ hết.
Đặc biệt, nền tảng TikTok cho phép người dùng xem các video ngắn đông thời có thể mua sắm ở trên nền tảng này một cách dễ dàng cùng cách thức thanh toán nhanh và tiện lợi. Họ ưu tiên mua sắm các sản phẩm ở phân khúc giá trung bình từ 200.000đ - 350.000đ. Theo báo cáo của Datareportal vào quý 1/2024, ba ngành hàng đứng đầu về doanh thu trên các sàn thương mại điện tử là thiết bị điện tử, làm đẹp và thời trang.
(Tư liệu 4 - Top ba ngành hàng đứng đầu về doanh thu trên các sàn thương mại điện tử là thiết bị điện tử, làm đẹp và thời trang (Nguồn: Datareportal.com)
Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ vào trong năm 2024, với doanh thu và khối lượng bán hàng vượt 287 nghìn tỷ đồng (11,5 tỷ USD), tăng 33% so với năm 2023. Sự chuyển đổi sang mô hình mua sắm trực tuyến và tiến bộ trong thanh toán kỹ thuật số sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam. Đồng thời, các sáng kiến số hóa của chính phủ và các nỗ lực tận dụng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm và tối ưu hóa chi phí cho các doanh nghiệp.
Từ những số liệu trên cho thấy rằng - tại Việt Nam đang có các thế hệ Gen Z và Gen Alpha đang mạnh tay chi tiền cho hàng cao cấp và hàng xa xỉ phẩm mặc dù nền kinh tế đang có nhiều biến động. Hai thế hệ này được cho là chi tiền để sở hữu các món hàng cao cấp và xa xỉ sớm hơn thế hệ Y hai đến ba năm.
Điều này chứng tỏ rằng thế hệ Gen Z và Alpha có nền tảng tài chính vững hơn những thế hệ trước, điều này cũng dễ dàng hiểu được vì sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là mảng thương mại điện tử - nhiều người trẻ đã biết tận dụng triệt để mảng này để có thể kinh doanh và đưa về cho chính bản thân họ khoản lợi nhuận khổng lồ.
E-commerce hay thương mại điện tử hiện đang là một trong những nền tảng có sức hút mãnh liệt cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. Nó đang dần thay đổi hành vi mua sắm của thế hệ trẻ từ việc tới của hàng truyền thống cho đến ngồi ở nhà hay bất cứ nơi đâu chỉ cần có 1 chiếc điện thoại có kết nối mạng thì con người có thể mua những món đồ mình thích mà không cần phải tới tận cửa hàng.
Pierre Cardin Paris Vietnam
(2024)
Tổng hợp bởi: Trương Quang Nhật