I- Một ít lịch sử về 2 từ "Giao Chỉ "
Người Việt ngày nay đã hòa nhập với thế giới rộng lớn. Là một quốc gia có thu nhập trung bình trên toàn cầu và nếu xét về tổng GPD chúng ta thường xuyên góp mặt trong top 50 quốc gia có GDP lớn nhất thế giới. Bước chân thần tốc của người Việt đã được thế giới ghi nhận trong những năm gần đây.
Nhưng trong 1 thời gian dài ở quá khứ, chúng ta không được nhìn nhận ở vị thế cao như bây giờ. Khi đất nước ta bị Bắc Thuộc, người Trung Hoa đã đặt tên cho chúng ta là Giao Chỉ - tức là ngón chân giao nhau.
Lúc đó người Giao Chỉ bị xem là một tộc Nam Man. Man là 1 từ cổ có tính phân biệt vùng miền - Người trung hoa xưa quan điểm rằng họ là trung tâm của nền văn minh nhân loại.
Những người sinh ra ở Trung Tâm của Trung Nguyên thì mới được xem là người có văn minh tiên tiến - gọi là Hoa Hạ. Còn 4 phương xung quanh Hoa Hạ bị gọi là Man - Di - Mọi -Rợ.
Đúng thế, người Trung Hoa xem người Việt là một dân tộc cấp thấp, mà đặc điểm nhận dạng của người Việt khi xưa là có 2 ngón chân cái hướng vào nhau đến nỗi có thể tiếp xúc. Do đó họ gọi người Việt là Giao Chỉ .
Đặc điểm chân như này là đặc điểm chung của các dân tộc có nền văn hóa lúa nước, chân giao chỉ cũng xuất hiện ở Thái Lan, Indonesia
II - Giải thích về đôi bàn chân Giao Chỉ :
Nhìn vào cấu trúc xương phía trên của người Giao chỉ, nếu đôi bàn chân này có di truyền cho đến ngày nay thì không một đôi giày da hay giày lười nào có thể sử dụng được. Ngay cả dép cũng khó có thể sử dụng trong trường hợp đặc biệt này.
Đôi bàn chân này không những có 2 ngón cái bè ra mà gần như toàn bộ các ngón chân đều bè ra xa nhất có thể, đầu ngón chân thì bấu lại xuống đất.
Đây được xem là 1 loại biến dạng của bàn chân để thích nghi với môi trường sống.
Giải thích cho việc này thì các nhà sử học đã đưa ra một giả thuyết rằng đó là do ảnh hưởng của việc dân tộc Giao Chỉ là dân tộc trồng lúa nước ở phía nam sông Dương tử qua nhiều đời.
Bàn chân người giao chỉ không mang giày và phải đi chân đất thường xuyên, trải qua nhiều thế hệ đôi chân họ tiến hóa để có thể bám vào mặt đất vững trãi hơn, nhất là khi đi trên bùn lầy.
Cũng chính vì có cấu tạo bàn chân đặc biệt như thế nên khi văn hóa mang giày từ phía Bắc du nhập vào dân tộc ta cũng không quá mặn mà vì không thể mang được giày.
Đặc điểm này còn di truyền mãi đến thời Pháp thuộc, khi mà một bác sĩ người Pháp tên là Thorel đã ghi 1 nhận xét vào năm 1868 về người Việt rằng " 2 ngón chân cái giao nhau là đặc điểm của người An Nam "
III- Bàn chân người Việt ngày nay :
Chân người Việt cổ biến dị như vậy là do nền văn hóa lúa nước kéo dài hàng ngàn năm, trong khi người Hán đã từ lâu mang giày, thậm chị phụ nữ của họ còn phải bó chân để tạo ra khuôn chân nhỏ nhắn và đó là tiêu chuẩn cái đẹp của người Trung Hoa xưa.
Bàn chân nhiều thế hệ không hề mang giày đã từ từ bè ra và làm cơ sở để các quốc gia cai trị sử dụng để tấn công vào nền văn hóa và sự tự hào dân tộc của người Việt.
Ở thế kỷ 19-20 , phần lớn thời gian của 2 thế kỷ này chúng ta vẫn còn phụ thuộc nặng nề vào lúa nước, nông nghiệp vẫn đóng vai trò trọng tâm.
Tuy nhiên dân Việt ngày càng mang giày và dép nhiều hơn trong thời kỳ Pháp thuộc. Biến dị bàn chân cũng cải thiện dần qua 1-2 thế hệ người Việt.
Điều này cũng được giải thích theo góc độ khoa học là người Việt ngày càng có chế độ dinh dưỡng tốt hơn xưa rất nhiều, cấu trúc xương người Việt lúc này phát triển tốt hơn do đó ít bị bẻ cong hơn như thời kỳ trước.
Ngày nay chân người Việt đã bình thường như bao bàn chân khác của các dân tộc khác, tục bó chân của người Trung Hoa cũng bị xem là hủ tục chứ không phải là tiêu chuẩn mực thước của cái đẹp hiện đại.
Chân người Việt hôm nay đã có thể mang các đôi giày tây đắt đỏ nhất , đã có thể sải bước trên những con đường danh vọng nhất, đã có thể sánh bước với những năm châu bốn bể.
Đôi chân ấy rồi sẽ còn đi xa nữa